Trong ngành xây dựng, Thép bản mã là một loại vật liệu vô cùng phổ biến để tạo nên các mối liên kết chắc chắn giữa những cấu trúc rời rạc. Nó thường dùng để liên kết dầm cột, chân móng nhà, sản phẩm liên kết bu lông chịu lực, tăng cường khả năng chịu lực của khung,…. Để hiểu thêm về sản phẩm và cập nhật bảng giá thép bản mã mới nhất. Hãy cùng tham khảo bài viết sau với Thép Đức Đạt.
Khái niệm Thép bản mã
Thép bản mã là tấm thép có hình hộp vuông được đặt ở vị trí đầu cọc bê tông. Tác dụng là dùng để nối hai đầu cọc với nhau trong quá trình ép cọc xuống đất. Loại thép này thường được sử dụng trong quá trình thi công móng nhà, cao ốc hay móng cầu. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng sản phẩm này để tạo liên kết cố định cho các cấu trúc thiết kế, làm gờ để cố định đinh tán, bulong, ốc vít…. Thép bản còn được gọi với nhiều cái tên như bản mã, sắt bản mã.
Tùy theo yêu cầu kỹ thuật, bản mã có thể có hình vuông, hình thang, chữ nhật, tròn hay oval. Thép bản mã thường được cố định với cọc bê tông bằng các phương pháp hàn, ép hoặc các vật dụng chuyên dụng như đinh tán, bulong…
Loại thép này được gia công 100% từ thép tấm được ứng dụng phổ biến nhất trong nhiều lĩnh vực. Tiêu biểu có đóng tàu, cầu cảng, kết cấu nhà xưởng, nồi hơi, xây dựng dân dụng, cơ khí hay bồn dầu xăng, ngoài ra còn dùng để làm tủ điện, tủ đựng hồ sơ, sàn xe, thùng container,…..
Cấu tạo của thép bản mã
Thép bản mã có cấu tạo khá đơn giản. Nó là một tấm thép được gia công, tạo lỗ để lắp bulong neo. Tuy có thiết kế đơn giản nhưng khi thi công, người ta cũng phải tính toán chi tiết, tỉ mỉ về khả năng chịu lực, vị trí thi công, thiết kế công trình… Loại thép này được sử dụng để kết nối các dầm và cột với nhau, bằng cách bắt bu lông, ốc vít qua các lỗ được dập sẵn trên bề mặt tấm thép.
Sản phẩm có thể được tạo ra với nhiều hình dạng khác nhau tuỳ vào mục đích sử dụng. Một số hình dạng phổ biến là hình vuông, chữ nhật hoặc hình thang. Tuỳ yêu cầu, bản mã còn có hình tam giác, tròn, oval và một số hình thù đặc trưng khác.
Vật liệu dùng để sản xuất thép bản mã
Bản mã thường được làm từ thép cán nguội, thép không gỉ, thép mạ kẽm và thép SS400. Trong đó. Trong đó, Sản phẩm từ thép mạ kẽm có độ cứng và tuổi thọ cao nhất. Loại này thường dùng trong các công trình xây dựng ngoài trời. Bản mã từ thép SS400 là loại phổ biến nhất với độ cứng và lực kéo cao. Loại này thường được sử dụng trong các công trình nhà thép tiền chế hoặc các công trình công nghiệp.
Sau khi lắp đặt hoàn tất, đơn vị thi thông thường sơn phủ bề mặt thép. Công đoạn này không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình, mà còn kéo dài tuổi thọ của thép và toàn bộ kết cấu thép.
Bên cạnh đó, bản mã cũng có thể làm bằng chất liệu đồng hoặc nhôm. Tuy nhiên, loại bản mã này thường chỉ phù hợp với các cấu trúc nhỏ không có yêu cầu cao về khả năng chịu lực.
Những loại Thép bản mã thông dụng trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bản mã với các chất liệu, hình dáng, kích thước khác nhau. Trong đó phổ biến nhất những loại thép bản mã sau:
- Thép Bản mã đục lỗ: có độ bền cao, khả năng chịu lực và nhiệt độ cao tốt, độ dẻo và độ cứng linh hoạt. Thép thường có độ dày từ 3mm đến 200mm với các kích thước đa dạng.
- Thép bản mã gập: thường có hình chữ U hoặc L, với các đường hàn liên kết các thanh dàn vào bản mã ở hai bên. Góc giữa cạnh bản mã với trục thanh phải lớn hơn hoặc bằng 15 độ để đảm bảo khả năng chịu lực và hạn chế cong vênh.
- Thép bản mã mạ kẽm là loại được phủ một lớp kẽm lên bề mặt để tăng khả năng chống ăn mòn. Thép có độ bóng đẹp, dễ lau chùi và bảo quản.
- Thép bản mã SS400 là loại được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Sản phẩm có độ cứng và lực kéo cao, khả năng chống gỉ sét tốt, tuổi thọ dài.
- Thép bản mã inox (SUS 304 và SUS 201) là loại được làm bằng chất liệu inox, thép không gỉ. Nhờ đó, sản phẩm có khả năng chống rỉ sét tốt, độ bền cao và tuổi thọ lâu dài.
- Bản mã chân cột thường được sản xuất bằng thép cán nguội, thép mạ kẽm hoặc thép không gỉ.
- Thép bản mã đầu cọc: có hình hộp vuông được hàn ở đầu cọc bê tông. Tác dụng chính là nối hai cọc bê tông với nhau tạo kết cấu vững chắc trước khi ép cọc xuống đất.
Kích thước Thép bản mã thông dụng
Tên sản phẩm (độ dày) | Quy cáchChiều rộng (mm) x chiều dài |
Thép bản mã 5mm | 200 x 250 |
Thép bản mã 6mm | 250 x 250 |
Thép bản mã 8mm | 250 x 300 |
Thép bản mã 10mm | 300 x 300 |
Thép bản mã 12mm | 300 x 400 |
Thép bản mã 14mm | 400 x 400 |
Cách tính trọng lượng Thép bản mã chuẩn nhất
Giá của Thép bản mã thường được tính theo kg. Vì vậy, chúng ta cần tính được trọng lượng của nó. Sau đây là 2 công thức toán học chính xác dùng để tính toán trọng lượng của sản phẩm này:
Cách tính trọng lượng tấm thép bản mã có kích thước đơn giản: thường là hình chữ nhật, vuông…
Trọng lượng tấm thép bản mã (kg) = Độ dày bản mã thép (mm) x Chiều rộng (mm) x Chiều dài (mm) x 7,85 (g/cm3) /1000 |
Cách tính trọng lượng sắt bản mã có kích thước phức tạp. Tiêu biểu là bản mã tròn, hình oval, hình tam giác, hình thang,…
Trọng lượng tấm thép bản mã (kg) = Độ dày bản mã thép (mm) x Diện tích của thép bản mã (mm2) x 7,85 (g/cm3) /1000 |
* Với 7,85(g/cm3) là tỷ trọng của thép.
Bảng giá Thép bản mã mới nhất
Tên sản phẩm (độ dày) | Quy cáchChiều rộng (mm) x chiều dài | Trọng lượng quy đổi (kg/tấm) | Trọng lượng quy đổi (kg/m2) | Đơn giá VNĐ /kg |
Thép bản mã 5mm | 200 x 250 | 1,963 | 39,250 | 15,000 – 17,000 |
Thép bản mã 6mm | 250 x 250 | 2,944 | 47,100 | 15,000 – 17,000 |
Thép bản mã 8mm | 250 x 300 | 4,710 | 62,800 | 15,000 – 17,000 |
Thép bản mã 10mm | 300 x 300 | 7,065 | 78,500 | 15,000 – 17,000 |
Thép bản mã 12mm | 300 x 400 | 11,304 | 94,200 | 15,000 – 17,000 |
Thép bản mã 14mm | 400 x 400 | 17,584 | 109,900 | 15,000 – 17,000 |
Thép bản mã rất đa dạng về chất liệu, kích thước, nguồn gốc xuất xứ,.. Do đó bảng giá thép bản mã thường không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm: chất liệu, phương pháp gia công, hình dáng, kích thước và thời điểm hỏi giá. Bên cạnh đó, giá cả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vi mô và vĩ mô khác. Ví dụ như sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trong nước, biến động của thị trường thép trong nước và quốc tế, các chính sách của chính phủ,…. Do đó, để có bảng giá chính xác nhất, khách hàng nên liên hệ trực tiếp nhà cung cấp.
Một số lưu ý khi lựa chọn thép bản mã
Thép bản mã đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi công trình. Vì vậy bên cạnh giá thành, khách hàng cũng cần chú ý đến chất lượng và quy cách sản phẩm. Sau đây là một số lưu ý khi chọn thép bản mã:
- Kích thước: Độ rộng của thép phải đảm bảo đủ để bố trí liên kết về chiều dài của đường hàn và phân bổ bulong trên bề mặt. Độ dày phải được xác định dựa trên độ mảnh và bền của vật liệu.
- Lực và tải trọng của kết cấu thép. Thép phải có đủ khả năng chịu lực theo phương ngang và phương dọc của thanh dàn và cột. Sản phẩm cần có độ bền và độ cứng cao để không bị biến dạng khi có tác động lực. Ngoài ra, góc giữa cạnh bản mã và trục thanh không được bé hơn 15 độ. Điều này giúp đảm bảo khả năng chịu lực và chống cong vênh.
- Môi trường và vị trí thi công. Bản mã được lựa chọn cần phải có khả năng chịu được các yếu tố môi trường. Tiêu biểu như nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh sáng. Đặc biệt là khả năng chống ăn mòn khi tiếp xúc với độ ẩm cao, các chất hóa học tại điểm thi công.
Thép Đức Đạt – Đơn vị cung cấp thép bản mã uy tín, chất lượng tại Hà Nội
Bên cạnh việc hiểu rõ về Thép bản mã cũng như những lưu ý khi lựa chọn sản phẩm này. Các đơn vị thi công cũng nên lưu ý lựa chọn những nhà cung cấp uy tín trên thị trường. Trong đó, phải kể để Thép Đức Đạt – đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thép, vật liệu xây dựng chất lượng với mức giá cạnh tranh tại Hà Nội và trên toàn quốc. Công ty luôn cam kết mang đến sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chính sách giá tốt, giao hàng nhanh chóng, đội ngũ tư vấn nhiệt tình giàu kinh nghiệm. Để biết thêm thông tin về sản phẩm cũng như nhận được bảng giá thép bản mã mới nhất, quý khách vui lòng liên hệ Thép Đức Đạt theo số điện thoại 0964.126.091 (zalo) hoặc email ducdatsteel@gmail.com